
Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người
Nước ta là nước có khí hậu thuận lợi cùng với phong tục ăn uống đa dạng nên việc giun đũa ký sinh ở người là không tránh khỏi. Vậy bài viết này sẽ nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người, để các bạn có thể có được một sức khỏe tốt nhất và không bị giun đũa ký sinh trong cơ thể.
Những nguyên nhân nào gây bệnh giun đũa ở người?
Có tên khoa học là Ascaris lumbricoides giun đũa khác với các loài ký sinh trùng khác, giun đũa có kích thước khá lớn, thường một con giun cái khi trưởng thành có chiều dài từ 20 tới 25 cm, còn giun đực từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hoặc hồng, với thân tròn còn đầu và đuôi thì thon nhọn, giun đũa ký sinh ở ruột non của người.
Khi giun đũa cái đẻ trứng sau khoảng hai tuần, trứng giun phát triển thành ấu trùng giun. Với nhiệt độ môi trường bình thường thì rất thuận lợi cho ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn của mình. Trứng giun sẽ bị chết trong nhiệt độ từ trên 60 độ C, bởi thói quen đi chân đất và tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có đồ, phương tiện bảo hộ, nhất là không vệ sinh tay sạch sẽ…chính là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.
Bên cạnh đó trẻ em thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, đặc biệt là trẻ em ở nông thôn thường sẽ có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn so với trẻ ở thành thị. Vì trẻ nhỏ thường chưa thể ý thức được việc vệ sinh cá nhân đã tạo điều kiện dễ lây truyền bệnh giun đũa.
Ở nông thôn thường có tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau, mà trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ lại dùng bón rau. Vì vậy, khi hái rau ăn sống dù cho có rửa rau nhiều lần thì vẫn không thể sạch được, do đó con đường lây bệnh cứ lập đi lập lại. Với những nguyên nhân này cần nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người để mọi người cùng biết và phòng chánh.
Người bị bệnh giun đũa có triệu chứng như thế nào?
Không có biểu hiện đặc trưng khi nhiễm giun đũa, nên thường nhầm lẫn thành các bệnh lý khác.
Nếu là trẻ em, trẻ bị sẽ có triệu chứng bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng kém phát triển, còi cọc và cân nặng tăng chậm.
Trong trường hợp có nhiều giun ở trong ruột, trẻ sẽ có biểu hiện tắc ruột. Biểu hiện cụ thể như bị đau bụng quặn từng cơn kèm theo chướng bụng và táo bón. Nếu để tình trạng kéo dài giun sẽ từ ruột non đi qua ống mật gây tắc mật, bị viêm đường mật và sỏi đường mật.
Đặc biệt nếu giun đi lạc lên phổi, người bệnh có thể sẽ có triệu chứng khò khè, khó thở mạn tính hoặc có biểu hiện cấp tính đau ngực dữ dội, ho khan và sốt cao.
Có một số trường hợp hiếm nhưng không phải là không gặp đó là thấy giun sống chui ra từ phân khi trẻ đi tiêu hay giun chui ra từ miệng hoặc mũi khi trẻ ngủ, khi ho hay sặc. Do những triệu chứng nguy hiểm mà giun đũa mạng lại chúng ta cần nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người bạn cần biết
Như vậy với các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh giun đũa đã đưa ra ở trên sau đây mình sẽ nêu các biện pháp phòng chống giun đũa ký sinh ở người để mọi người có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Ăn ở sạch sẽ, không ăn đồ ăn chưa nấu chín, bị hỏng, và rửa kỹ thực phẩm với nước sạch. Không nên ăn các loại thức ăn tươi sống như gỏi sống, rau sống chưa qua tiệt trùng và không uống nước lã, nếu có ăn thì phải sơ chế thật kỹ, ngâm với nước muối để khử bớt giun có trong thức ăn, nhất là phải rửa tay trước khi ăn và ngay sau khi đi vệ sinh..
Thức ăn phải đế trong lồng bàn và cất tủ lạnh nếu để ăn bữa sau, vệ sinh sạch sẽ cơ thể và đồ dùng trong nhà chánh để bụi bám vào. Thường xuyên trừ diệt ruồi nhặng, đặc biệt xây hố xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học.
Cắt đứt nguồn lây nhiễm, điều trị cho người nhiễm và tẩy giun định kỳ. Cần hình thành thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình ít nhất là 6 tháng một lần (2 lần trong năm).Thuốc tẩy giun không chỉ có tác dụng tẩy giun đũa mà nó còn có tác dụng tẩy các loại giun khác kí sinh trong cơ thể con người.
Tăng cường chống phát tán mầm bệnh, vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở và sân vườn sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ chất thải sinh hoạt, mỗi gia đình cần có nhà vệ sinh hợp vệ sinh và không phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón rau, không để ruồi nhặng bâu vào thức ăn.
Luôn dọn dẹp môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thường xuyên dọn nhà cửa và vật dụng, nhất là đồ chơi của trẻ. Mỗi lần dọn nên sử dụng thuốc sát trùng những thứ này.
Đối với trẻ thì không để chúng đi chân trần, khi bạn dọn rác và cây cỏ xung quanh vườn nên đeo khẩu trang, bao tay để hạn chế việc giun đũa sẽ bám vào tay đi vào cơ thể.
Trên đây mình đã nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người. Từ bài viết các bạn có thể hạn chế được được giun đũa ký sinh trong cơ thể của bạn để bạn có một sức khỏe tốt nhất