Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc làm thế nào để điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn? Theo như quy định tại Điều 13 của bộ Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe đạp phải đi trên làn đường trong cùng bên phía tay phải. Người điều khiển xe đạp phải chấp hành đúng hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm các hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường,…
Làm thế nào để điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn theo quy định của pháp luật?
Xe đạp là một trong số các loại phương tiện được phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, xe đạp bao gồm các loại xe đạp thô sơ và xe đạp máy, trong đó xe đạp gắn máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ vận hành, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và kể cả khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
Người điều khiển xe đạp cần phải điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình và đi đúng phần đường, làn đường được quy định.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì những ai đang điều khiển xe đạp phải đi trên làn đường trong cùng phía tay phải.
Người điều khiển xe đạp phải chấp hành đúng theo hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn báo tín hiệu, biển báo hiệu đường dành cho người đi bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển tín hiệu giao thông.
Cũng như với xe gắn máy, người điều khiển xe đạp phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 31 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì “Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trong các trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa là hai người.”
Người điều khiển xe đạp máy phải có đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe đạp không được thực hiện một trong các hành vi sau:
- Đi xe dàn hàng ngang 3-4;
- Đi xe vào phần đường dành riêng cho người đi bộ và dành riêng cho các phương tiện khác;
- Sử dụng ô, điện thoại di động, các thiết bị âm thanh nghe nhạc, trừ thiết bị trợ thính;
- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh trên đường;
- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với loại xe có hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Hành vi khác gây mất trật tự xã hội, an toàn giao thông.
Người điều khiển xe đạp sẽ bị xử phạt như thế nào nếu bị vi phạm một trong số các quy định của pháp luật?
Ngoài việc đem đến các thông tin giải đáp thắc mắc của câu hỏi: “Làm thế nào để điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn?” thì mình xin có một vài lưu ý về việc xử phạt các trường hợp vi phạm hành chính với người điều khiển xe đạp tham gia giao thông.
Tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thuộc đường bộ, đường sắt đã đưa ra các mức phạt tương ứng đối với người điều khiển xe đạp trong trường hợp không tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật như sau (Phạt từ 80.000 đến 100.000 VNĐ):
- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường đã được quy định;
- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng mà không báo hiệu từ trước;
- Không chấp hành các hiệu lệnh hoặc các chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 trong Điều luật này;
- Vượt phía bên phải trong các trường hợp không được phép vượt;
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường đang có xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật có thể phát sáng làm báo hiệu; dừng xe, đỗ xe ngay trong hầm đường bộ mà không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
- Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang được tính từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang được tính từ 02 xe trở lên;
- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), thiết bị điện thoại di động; chở người quá quy định trên xe:
- Không nhường đường cho xe đi trên đường dành cho xe ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
- Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ những trường hợp hi hữu như chở người bệnh đi cấp cứu;
- Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn đã được quy định, không bảo đảm độ an toàn, gây trở ngại cho giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện khác;
- Điều khiển xe trên đường mà trong nồng độ máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (chưa quá an toàn).
Kết luận
Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết làm thế nào để điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn đã được giải đáp. Hy vọng bạn sẽ biết được cách điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông một cách an toàn nhất