Bảng chứng khoán điện tử biểu thị rất nhiều thông tin. Dư mua dư bán là gì? Các ký hiệu, chữ số, màu sắc trong bảng chứng khoán điện tử có ý nghĩa gì? Nhanh chóng giải đáp các thắc mắc kể trên qua cách cách đọc bảng chứng khoán điện tử siêu đơn giản và dễ hiểu được trình bày trong bài viết ngày hôm nay.
Khái niệm dư mua dư bán là gì?
Dư mua dư bán là gì?
Bảng chứng khoán điện tử hay bảng chứng khoán online được sử dụng để cập nhật tình hình chứng khoán trong các thời điểm nhất định. Thuật ngữ dư mua, dư bán thường xuyên xuất hiện trong bảng chứng khoán. Vậy dư mua dư bán là gì? Chúng biểu thị các thông tin quan trọng nào?
Hiểu theo cách chung nhất, dư mua và dư bán là những phần được các doanh nghiệp mang ra để chào mua hoặc chào bán trên các sàn giao dịch. Trong đó, dư mua xuất hiện khi người bán các cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán,… nhiều hơn mức nhu cầu của người mua, do mức giá bán ra bằng với mức giá người mua mong muốn hoặc thấp hơn. Ngược lại, dư bán là số lượng phần bán ra ít hơn số phần mà người mua muốn mua.
Dư mua dư bán trong bảng chứng khoán điện tử
Bảng chứng khoán điện tử thường biểu thị dư mua, dư bán qua 02 cột khác nhau, mỗi mục lại được chia thành 3 cột nhỏ.
Cụ thể:
- Đối với dư mua: cột 1 gồm cột giá, cột số lượng biểu thị giá sản phẩm được đặt mua cao nhất; cột 2 gồm cột giá, cột số lượng biểu thị mức giá bán được đặt mua cao thứ hai và cột cuối cùng là cột 3 biểu thị vị thế đặt mua có mức độ ưu tiên thứ 3 trong tổng số dư mua.
- Đối với dư bán: cột 1 gồm cột giá, cột số lượng biểu thị mức giá bán được đặt ra thấp nhất tại thời điểm hiện tại; cột 2 gồm cột giá và cột khối lượng biểu thị mức giá bán được đặt ra cao hơn mức giá bán đặt ra ở cột 1 và cột thứ 3 biểu thị vị thế đặt bán có mức độ ưu tiên thứ 3 trong tổng số dư bán.
Đây là 03 mức giá mua và giá bán có vị thế ưu tiên nhất được hiển thị trên màn hình, ngoài ra còn nhiều mức giá khác nhưng màn hình không thể hiển thị hết được.
Người mua sẽ lựa chọn mức giá bán thấp nhất để mua và người bán lại muốn bán ở mức giá tốt nhất để bán và thu được lợi nhuận tốt nhất. Do đó, mức giá bán, mua có thể thay đổi theo từng phút, giây, thứ tự các cột này cũng thay đổi nhanh chóng. Điều này tạo nên sức cạnh tranh và hoạt động náo nhiệt, năng động hơn của sàn giao dịch.
Cách đọc bảng chứng khoán đơn giản nhất
Trước hết, bạn cần hiểu được một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản như:
- Mã CK: mã chứng khoán được các công ty niêm yết trên sàn;
- Sàn: mức giá sàn, thấp hơn mức giá tham chiếu 7%, là khởi điểm thấp nhất nhà đầu tư đặt mua vào hoặc bán ra;
- Trần: mức giá trần, cao hơn mức giá tham chiếu 7%, là mức giá cao nhất để các nhà đầu tư đặt mua vào hoặc bán ra;
- ĐCGN: mức giá dùng để tham chiếu và đóng cửa các phiên giao dịch gần nhất;
- KL mua: khối lượng mua vào đã bao gồm lệnh đã khớp và lệnh treo;
- KL bán: khối lượng bán ra đã bao gồm lệnh đã khớp và lệnh treo;
- Mở cửa: mức giá của giao dịch đầu tiên trong ngày;
- Cao nhất: mức giá của giao dịch có giá cao nhất đã được khớp lệnh thành công;
- Thấp nhất: mức giá của giao dịch có giá thấp nhất đã được khớp lệnh thành công;
- ATO: viết tắt của cụm từ At The Opening, chỉ mức giá đầu tiên của phiên mở cửa, chỉ dùng trong các phiên định kỳ;
- ATC: viết tắt của cụm từ At The Closing, chỉ mức giá cuối cùng của phiên đóng cửa, chỉ dùng trong các phiên định kỳ.
- Phiên định kỳ: Phiên định kỳ giữa sàn HOSE và sàn HNX là khác nhau.
Ngoài ra, còn có một số chỉ số về màu sắc phổ biến, gồm:
- Màu xanh lá cây: biểu thị giá tăng;
- Màu tím: biểu thị giá tăng kịch sàn;
- Màu vàng: biểu thị mức giá đứng im, không tăng không giảm;
- Màu đỏ: biểu thị mức giá giảm;
- Màu xanh nước biển: biểu thị mức giá giảm kịch sàn.
Sau khi đã nắm được các khái niệm kể trên, bạn bắt đầu tiến hành xem bảng chứng khoán theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.
- Thời gian mở sàn giao dịch chứng khoán: 9h00 đến 11h30 sáng và 13h00 -14h45 chiều các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (ngày nghỉ lễ sàn chứng khoán không hoạt động);
- Số phiên giao dịch của từng sàn:
- Sàn HNX mở 03 phiên gồm: 02 phiên sáng, chiều và 01 phiên đóng cửa (14h30 – 14h45);
- Sàn HOSE mở 03 phiên gồm: phiên mở cửa (9h00 đến 9h150, phiên khớp lệnh liên tục (9h15 đến 11h30, 13h00 đến 14h30) và phiên đóng cửa (14h30 đến 14h45);
- Sàn UPCoM giao dịch xuyên suốt trong ngày.
- Chú ý: các lệnh đặt mua và đặt bán hoặc sửa hủy các lệnh này chỉ có giá trị trong 01 ngày giao dịch, nếu không có lệnh khởi, cuối ngày giao dịch sẽ tự động hủy hết các lệnh này. Bạn bắt buộc phải làm lại vào ngày hôm sau.
Thực chất, bảng chứng khoán điện tử không quá khó hiểu như chúng ta vẫn nghĩ. Ngược lại, khi đã hiểu rõ các khái niệm dư mua dư bán là gì, giá sàn, giá trần dùng để chỉ cái gì,… thì chúng ta có thể đọc hiểu và theo dõi những biến động trên bảng chứng khoán cực kỳ dễ dàng. Bạn hãy thử xem!